Một số kỹ năng an toàn trong tháo lắp và sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp
Một số kỹ năng an toàn trong tháo, lắp và sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp
1./ Các trang thiết bị dụng cụ thường được sử dụng trong tháo, lắp và sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp:
- Thùng đồ nghề chuyên dụng: Các loại khóa, cơ lê, tuýp, lục giác, kìm, búa, đục, cưa sắt, dao cạo, kéo cắt joint và các thiết bị phụ trợ khác …
- Máy hàn, máy cắt, máy mài, máy khoan, súng đóng mở bulong, máy nén khí, máy cắt sắt, máy ép thủy lực, cảo, con đội, ép thủy lực …
- Xe nâng, xe cẩu, cần trục, fort list ….
Vì vậy vấn đề an toàn là cần thiết khi tháo lắp, sửa chữa máy móc thiết bị
Lắp đặt trạm bơm dầu rửa tại KCN AMATA
2./ Một số yêu cầu bắt buộc trước khi tháo lắp sửa chữa:
- Phải có kế hoạch thực hiện cũng như các bước công việc sẽ thực hiện, điều này rất cần thiết cho công nhân tháo lắp cũng như người giám sát và công ty quản lý
- Chỉ có những người có chuyên môn, thợ kỹ thuật chuyên ngành và công nhân vận hành có kinh nghiệm cho hệ thống máy móc thiết bị đó mới được phép vận hành tháo lắp và sửa chữa.
- Cắt nguồn điện, treo bảng an toàn “Cấm mở điện” trên tap lô điều khiển máy móc thiết bị
Để ngăn ngừa công nhân hay thiết bị xung quanh vô tình tác động vào các công tắc điều khiển, yêu cầu phải có khóa “LOTO” hãm hoặc khóa để ngăn các sự cố đáng tiếc xảy ra.
Các máy móc có vị trí tháo lắp cao hơn 1,5 mét, bắt buộc phải lắp dựng giàn dáo chuyên dung, phải đủ 3 mâm lót mặt trên (sàn thao tác) và cầu thang lên xuống và có tay nắm di chuyển an toàn
Khi tháo và lắp thiết bị máy móc không được phép sử dụng các bức tường, cột bê tông hay đà dầm nhà xưởng làm nơi chống đỡ, tránh sập, gẫy, đổ gây tai nạn lao động và hư hỏng thiết bị
Không được sử dụng giàn dáo không có kiểm định chất lượng hay không đủ tải để nâng hạ máy móc thiết bị
Không được dùng 2 cơ le vặn, xiết nối đầu vào nhau hay ống nối, điều này sẽ gây ra lực siết hay tháo không chính xác làm hư hỏng ren bulong hay hư hỏng thiết bị
Không cho máy máy hoạt động quá công suất 110%, gây quá tải động cơ, thiết bị. Vận hành phải đúng hướng dẫn nhà sản xuất, nhà chế tạo
Khi sử dụng các thiết bị vận hành bằng khí nén phải kiểm tra thiết bị sử dụng trước khi dùng như: các đầu nối, co nối, mặt lắp ghép phải không được rò rỉ khí và phải đảm bảo an toàn, chắc chắn. Các van đóng mở không bị kẹt và phải an toàn. Không được sử dụng dụng cụ chuyên dùng bằng khí nén ở chế độ làm việc không tải
Lắp đặt các bơm và hệ thống đường ống
3./ Các công việc chú ý sau khi lắp đặt máy móc thiết bị
Phải kiểm tra rò rỉ, khiếm khuyết hoặc các bất thường sau khi lắp ráp máy móc
Kiểm tra các thiết bị che chắn an toàn, các vật dụng sửa chữa, các vật dụng vệ sinh phải được lấy ra khỏi máy móc.
Máy móc chỉ được phép hoạt động sau khi máy móc được lắp ráp hoàn chỉnh theo thiết kế hoặc theo nhà chế tạo.
Lắp đặt và sửa chữa hệ thống lọc dầu thô, hệ thống lọc dầu tinh
Quá trình chạy thử máy móc thiết bị phải đảm bảo đúng quy trình:
- Cho máy móc thiết bị hoạt động không tải
- Cho máy móc thiết bị hoạt động quá tải 5% trong 3-5 phút (Tùy theo đặc tính, công dụng từng loại máy móc)
- Cho máy móc thiết bị hoạt động an toàn (Tốt nhất ở chế độ 75-85% công suất máy)
Lắp đặt các thiết bị đo và hệ thống đường ống công nghiệp
* Quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về một số kỹ năng an toàn trong tháo, lắp và sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp trong các bài viết sau:
an toàn trong sửa chữa máy, an toàn máy móc thiết bị, tháo lắp và sửa chữa máy móc thiết bị công nghiệp, lắp đặt máy móc, lắp đặt máy móc công nghiệp, lắp đặt thiết bị công nghiệp, lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp, lắp đặt thiết bị cơ khí, sửa chữa máy móc, sửa chữa máy móc thiết bị, sửa chữa máy móc công nghiệp, sửa chữa máy móc tại các khu công nghệp, sửa máy công nghiệp